Website Trường THPT Cửa Lò

https://thptcualo.edu.vn


KHÁI QUÁT VỀ KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VÀ THỰC TẾ TẠI LỚP 12A1

KHÁI QUÁT VỀ KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
VÀ THỰC TẾ TẠI LỚP 12A1 – TRƯỜNG THPT CỬA LÒ
 
                                                                                                         Nguyễn Thị Kim Chung – GVCN lớp 12A1
 
Kính thưa các thầy cô giáo!
          Thi đánh giá năng lực ở thời điểm này điểm này đang là vấn đề khá “hot” tuy nhiên nó không phải là mới, cách đây 1,2, 3 năm 1 số trường đã tổ chức thi ĐGNL và sử dụng kết quả thi để tuyển sinh, tuy nhiên nó chưa được biết đến nhiều như năm nay.
          Hiện tại Sở GDNA đã tổ chức tập huấn về vấn đề này, các nhóm chuyên môn cũng đã tập huấn trong nhóm của mình và hôm nay xin phép được trình bày lại, dù sao nghe nhiều thì cũng dễ hiểu, dễ nhớ hơn là mới nghe 1 lần.
I. Khái quát về kỳ thi đánh giá năng lực:  
Trước hết em xin trình bày sơ lược về đề án tuyển sinh của trường ĐHKTQD
                     - Đối tượng 2: ĐK xét tuyển    + ĐHQGHN: 100 điểm trở lên.
                                                                      + TPHCM: 800 điểm trở lên.
                     - Đối tượng 4:        IELST :5,5; như đối tượng 2.
                     - Đối tượng 5: 2 môn xét tuyển: Môn Toán + 1 môn bất kỳ (trừ TA)
         
Số đợt thi: thí sinh có thể thi nhiều lần cách nhau 28 ngày
          + ĐHQGHN: hơn 50 trường lựa chọn; 195 phút- 150 câu; từ tháng 2 đến tháng 4 có 5 đợt thi: 26-28/2; 18-20/3; 26-27/3; 2-3/4; 23-24/4 thi tại Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa,...
          + ĐHQG TPHCM: hơn 81 trường lựa chọn; 150 phút- 120 câu; có 2 đợt thi: 27/3; 22/5; tại 17 địa điểm thi từ Đà Nẵng trở vào phía Nam.
          + ĐHBKHN: hơn 8 trường lựa chọn; sau thi TNTHPTQG 1 tuần; 270 phút – Toán + đọc hiểu: 120 phút; TC1: Lý, Hóa, Sinh: 90 phút; TC 2: Tiếng Anh: 60 phút; Thi tại Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Phú Thọ,..
         
II. Đối với môn Hóa học
          1. Trong kỳ thi ĐGNL ĐHQGHN: môn Hóa có 10 câu/150 câu chiếm 6,67%
          2. Nội dung câu hỏi:
- ĐHQG HN:  từ câu 131 đến 140.
+ Câu hỏi gần giống với nội dung học ôn thi THPT QG, ít câu hỏi dễ và câu hỏi quá khó.
+ Một số câu hỏi cách đặt vấn đề mới, lạ, HS cần phải làm quen trước khi thi để khi gặp có khả năng tư duy, giải quyết vấn đề.
+ Phân bố rộng hơn toàn chương trình, ngoài chương trình nhưng cung cấp đầy đủ thông tin.
+ 1 số câu hỏi không cần phải giỏi Hóa, thậm chí không phải là GV dạy môn Hóa cũng có thể suy luận được nên cần có sự trao đổi giữa GV và HS để HS an tâm hơn trong quá trình học.
- ĐHQG TPHCM
+ Đề thi mang tính mới hơn, tiếp cận với bài thi nước ngoài.
+ Ra đề không giống form thi THPT QG, kiểu câu hỏi mới không bó buộc SGK, thi cả phần giảm tải.
+ Có thêm các dữ liệu, một số câu hỏi đưa vào nguyên tố không học trong CTPT như Ge hoặc nguyên tố nhóm B (Cr) và so sánh bán kính nguyên tử hoặc năng lượng ion hóa thứ nhất (chương trình cơ bản không học). Tuy nhiên, khi phân tích đề: dữ kiện: cùng 1 chu kỳ, theo quy luật biến đổi đã học thì nhiều HS Khá trả lời được câu này tốt.
+ Kiến thức giảm tải phần xeton không học được đưa vào từ câu 91 đến 93  được cho sẵn các thông tin như PTPU, các số liệu và đưa ra câu hỏi.
+ Tốc độ phản ứng tăng thêm bao nhiêu lần theo hệ số nhiệt độ, học sinh phải biết hoặc tự thiết lập công thức, đây là công thức không được giới thiệu trong chương trình Hóa học PT.
+ Từ câu 94 đến 96: Cho các thông tin về nước Javen, mô tả quá trình làm thí nghiệm, các phản ứng cho sẵn, không cần ghi nhớ. Sau khi học sinh làm bài thi xong thì cập nhật thêm được lượng thông tin và kiến thức mới.
+ Câu hỏi dài, nên đọc câu hỏi để tìm hiểu yêu cầu đề bài trước rồi đọc các thông tin mà đề bài cung cấp.
- Ngoài ra còn các kỳ thi ĐGTD của ĐHBK HN, ĐGNL của ĐHSPHN, ĐGNL của khối công an, an ninh.
          3. Phân tích câu hỏi thuộc bộ môn Hóa học (ĐHQG TPHCM)
- Về cấu trúc: có 10 câu Trắc nghiệm
+ Nhận biết: 1 câu (Câu 73) chiếm 10%
+ Thông hiểu: 3 câu (Câu 74, 93, 94) chiếm 30%
+ Vận dụng: 6 câu (Câu 72, 73, 91, 92, 95, 96) chiếm 60%
- Về nội dung: Rất ít câu hỏi rất dễ và cũng không có bài tập quá khó, tuy nhiên nội dung lại trải rộng từ lớp 10, 11, 12 chứ không phải tập trung chủ yếu ở chương trình 12 như kì thi THPT QG. Bên cạnh đó có nhiều nội dung nằm ngoài chương trình Hóa học phổ thông hoặc thuộc phần giảm tải.
4. Định hướng nội dung dạy học, cách thức ôn tập cho học sinh
- Đối với công tác quản lý:
Khảo sát, phân loại đối tượng học sinh dựa vào năng lực, định hướng tương lai (có thể chia học sinh thành 2 nhóm:
       Nhóm 1: Chỉ thi THPT QG và lấy kết quả này xét tuyển ĐH-CĐ;
       Nhóm 2: Xét tuyển ĐH-CĐ bằng các kì thi ĐGNL, ĐGTD. Từ đó, có thể chia khối học ra thành những lớp học phụ đạo khác nhau để việc dạy học đạt kết quả tốt hơn.
- Về công tác dạy học:
+ Gv nên tiếp cận trước, GV tiếp cận 1 môn thì sẽ dễ hơn, có kinh nghiệm để hướng dẫn học sinh.
+ Học sinh tiếp cận nhiều hơn, khả năng tiếp cận nhanh hơn.
+ Trong quá trình giảng dạy ở lớp 10, 11 cần lựa chọn các câu hỏi trong đề thi ĐGNL thuộc vùng kiến thức đang dạy để phân tích cho HS có sự chú ý học tập ngay từ lớp 10, 11.
+ Giúp học sinh tự khám phá điều chưa biết, biết cách khai thác SGK, các tài liệu học tập, vì nội dung đọc hiểu văn bản chiếm tỷ trọng khá lớn, tránh tình trạng học tủ, học mẹo.
+ Đối với HS lớp 12, là GVBM lọc 1 số câu thuộc bộ môn của mình, chữa và phân tích cho HS để có cách tư duy nhanh khi làm bài.
- Cách làm bài thi ĐGNL:
+ Đọc kĩ đề, đọc đề nhiều lần, không có câu hỏi quá hóc búa.
+ Câu dễ làm trước, câu khó làm sau, sau khi làm qua 1 lượt câu hỏi dễ, quay trở lại làm câu khó.
 
          * Về đề thi ĐGNL: chúng ta thấy kiến thức rất phong phú, đa dạng, câu hỏi không quá dễ, cũng không quá khó, đây là hình thức mang tính thời sự, được nhiều trường ĐH lựa chọn, phân loại được HS giỏi, HS khá, HS tư duy nhanh, HS còn chậm,.... VD: Đối với HS đại trà, khi nhìn vào đề thi ĐGNL đối với 3 môn Toán – Lý – Hóa thì các em chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn không nói đến là hơi ngợp.
           Về đề thi, các môn sẽ có sự thảo luận cụ thể thêm.
III. Về phương diện đồng hành với phụ huynh, học sinh:
Em xin chia sẻ một số nội dung đã thực hiện tại lớp mình chủ nhiệm
           - Ớ cuối học kì 1: Cho HS tiến hành tìm hiểu, chia sẻ, báo cáo trước lớp về các nội dung của kỳ thi đánh giá năng lực như phần mới trình bày ở trên.
          - Trong cuộc họp phụ huynh đã chọn 1 HS báo cáo trong cuộc họp PH hiểu và có sự thông cảm, chia sẻ, hỗ trợ cho con về tâm lí, về những khó khăn con đang trải qua, về kinh phí thi cử.
          - Về phía học sinh
           + Các em đã tự tìm các đề của các trường mà các em dự định thi.
           + Các em có các group riêng để học hỏi.
           + Các em có thể tham gia các khóa học online về đánh giá năng lực trên mạng.
          + Giờ học các môn Văn, Sử, Địa, các em chú ý hơn, không còn bỏ bê khi học lớp 12 và GV dạy cũng để tâm hơn.
          - Về công tác chủ nhiệm:
           + Lập nhóm Zalo gửi đề thi ĐGNL cho các em tham khảo, hiện nay số lượng đề tham khảo trong nhóm khá nhiều, có khoảng hơn 100 đề.
          + Động viên các em thi (chỉ mang tính chất tư vấn mà không định hướng): các em không mất gì, tăng cơ hội vào các trường ĐH cho các em, HS ở các trường như Tân kỳ, Đô lương, Quỳ Hợp thi rất nhiều.
          + Lập form bảng tính để khảo sát số lượng HS trong lớp dự thi, ban đầu cuối học kỳ 1 số lượng dưới 10 em, sau khoảng 1 tháng tăng lên 21, sau đầu tháng 3 tăng lên 26 và đến giờ lớp có ... em sẽ dự định thi.
          + Hiện nay số lượng đăng kí dự thi trên cả nước rất đông, có em phải xin nghỉ học ở nhà đăng kí dự thi,.. điều đó thể hiện các trường ĐH sẽ chọn lựa 1 số lượng lớn HS khá, giỏi thông qua kỳ thi này.
          Trên đây là những gì tôi đã làm, vì mới và đang từ từ thích nghi nên qua buổi trao đổi hôm nay tôi xin được học hỏi kinh nghiệm từ các thầy cô chia sẻ thêm.
 

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Kim Chung

Nguồn tin: Trường THPT Cửa Lò.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây