Website Trường THPT Cửa Lò

https://thptcualo.edu.vn


GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT CỬA LÒ

MÔN GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG ĐƯỢC DẠY HỌC MỘT CÁCH SÁNG TẠO, SINH ĐỘNG, ĐẦY HỨNG THÚ CHO HƠN 400 HỌC SINH KHỐI 10 TẠI TRƯỜNG THPT CỬA LÒ

       Chiều ngày 16 tháng 3 năm 2023, dưới sự chỉ đạo của BGH trường THPT Cửa Lò, tổ Ngữ văn đã tổ chức hoạt động giáo dục địa phương cho hơn 400 học sinh khối 10 với chủ đề 1: Tổ chức làng, bản Nghệ An.
z4205365988758 edf16df92af9b2e18a65de4fd62077e1
Ảnh BGH nhà trường, Bí thư Đoàn trường cùng các thầy cô giảng dạy bộ môn Ngữ văn
Tham dự buổi hoạt động giáo dục địa phương này có sự hiện diện của thầy hiệu trưởng Nguyễn Hồng Hải, thầy hiệu phó Đặng Công Huân, cô tổ trưởng bộ môn Ngữ văn Nguyễn Thị Trà Giang, các giáo viên chủ nhiệm khối 10, đoàn sinh viên thực tập và toàn bộ học sinh khối 10 của trường THPT Cửa Lò.
111
 
Ảnh các thầy cô tham dự và các em học sinh tham gia biểu diễn
     Môn giáo dục địa phương là một môn học mới năm nay mới đưa vào chương trình giáo dục phổ thông như một môn học độc lập chính thức. Nội dung giáo dục địa phương được xây dựng nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp,… của tỉnh. Từ đó, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa của cộng đồng dân cư các dân tộc, xây dựng văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nội dung giáo dục địa phương góp phần hình thành các năng lực, phẩm chất học sinh được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Bên cạnh đó, phát triển cho học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội; vận dụng kiến thức (tự nhiên, văn hóa, xã hội) vào thực tiễn, ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
 
Anh mua De Mi noi cho ma nghe
 Ảnh tiết mục văn nghệ của lớp 10D1 mở đầu buổi hoạt động
       Các thầy cô Ngữ văn khối 10 khi được giao nhiệm vụ dạy học môn giáo dục địa phương không khỏi bỡ ngỡ. Nhưng với tình yêu nghề, cô tổ trưởng và các thầy cô giáo dạy khối 10 đã trăn trở để lên nội dung, kịch bản, phân công nhiệm vụ để dạy học hiệu quả chương trình giáo dục địa phương. Được sự ủng hộ, đồng tình của BGH nhà trường, các thầy cô giáo tổ Ngữ văn đã được đi trải nghiệm thực tế ngược miền Tây Bắc xứ Nghệ. Những trải nghiệm và kiến thức thu thập được trong chuyến đi, các thầy cô đã chuyển hóa thành các hoạt động cho các em học sinh tìm hiểu và luyện tập trong hai tuần lễ. 
Mở đầu, dưới sự điều hành của cô Nguyễn Thị Lan cùng với những kiến thức mở rộng giáo viên cung cấp, các lớp đã được tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Tổ chức làng, bản Nghệ An với 5 câu hỏi: Em biết gì về tổ chức làng, bản ở Nghệ An? Nêu tổ chức làng, xã ở Nghệ An? Hãy trình bày những kiểu hình thành tổ chức làng, xã ở Nghệ An? Giới thiệu về tổ chức bản, mường?Nêu một số truyền thống tốt đẹp của làng, bản ở Nghệ An? Ở phần này các em đã hình thành, củng cố những kiến thức về tổ chức làng, bản Nghệ An một cách bài bản, cụ thể.
Cô Lan
Trả lời câu hỏi

Cô Nguyễn Thị Lan đang chia sẻ và HS đang tích cực tương tác
     Ở phần 2, cô giáo Hà Thị Vinh Tâm giới thiệu tiết mục kịch “ Tức nước vỡ bờ” của lớp 10D2, 10D4 để các em học sinh hình dung một số nét về làng quê xưa. Từ đó, cô đã trình bày về “Làng xưa và nay” để thấy sự thay đổi theo thời gian đồng thời cho các em nhận ra được những nét đẹp truyền thống của làng quê Việt Nam bao đời, nhắc nhở các em học sinh về trách nhiệm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời đại hiện nay. Tiếp đó, cô dẫn dắt giới thiệu tiết mục múa“Quê tôi” của lớp 10D2, các bạn học sinh thực sự lắng đọng, cảm nhận được sự bình yên của làng quê qua bài múa.
Cô Tâm
 
anh 6 mua bai que toi

                   Cô Hà Thị Vinh Tâm giới thiệu về “Làng xưa và nay” và các tiết mục múa đặc sắc của HS lớp 10D2
 
Anh 5 vo kich
 
dien kich

Phần diễn xuất vở kịch “Tức nước vỡ bờ” của HS 10D2 và 10D4
       Ở phần 3, cô Lê Thị Quỳnh Lưu giới thiệu về những nét đẹp của làng bản miền ngược để các em mở mang hơn kiến thức về làng bản, giới thiệu bài múa  “Để Mị nói cho mà nghe” của lớp 10D1 và dẫn dắt phần thuyết trình về trang phục dân tộc Thái của Lớp 10D3. Tiếp đó các giáo viên và học sinh các lớp mặc các bộ đồ thuộc các dân tộc khác nhau trên địa bản Nghệ An, cô Quỳnh Lưu đã khéo léo đưa ra những tình huống để đố vui cho học sinh đồng thời mời học sinh lên thuyết trình tự do hiểu biết về các vùng miền qua sự nhận diện về trang phục trên sân khấu.
anh co Luu dep

Cô Lê Hà Quỳnh Lưu giới thiệu về nét đẹp của làng, bản Nghệ An và phần thuyết trình của HS
Phần cuối của chương trình là các tiết mục văn nghệ đặc sắc: múa Khèn; song ca “Gặp nhau giữa rừng mơ” cuả lớp 10D3, 10D6 kết hợp với tiết mục múa sạp do tập thể học sinh khối 10 và các thầy cô giáo thể hiện. Trước khi các em ra về, giáo viên phát phiếu để học sinh tự lựa chọn nhiệm vụ, thảo luận và hoàn thành phiếu, giao nhiệm vụ các em về hoàn thành bài thu hoạch (khuyến khích các em đa dạng hóa hình thức sản phẩm thu hoạch).
mua sap 6
 
anh sap
 
Tiết mục múa sạp đặc sắc của HS khối 10
        Buổi học về giáo dục địa phương thực sự bổ ích, ý nghĩa, thú vị.Buổi học vừa đáp ứng được các yêu cầu của môn học vừa thể hiện được sự sáng tạo, sinh động, tự nhiên, kích thích sự yêu thích môn học này đối với các em học sinh khối 10 trường THPT Cửa Lò để từ đó các em thêm yêu mến, trân trọng có ý thức bảo tồn giá trị văn hoá trong  cách tổ chức làng, bản ở Nghệ An./.
Tác giả bài viết: Hà Thị Vinh Tâm
Trường THPT Cửa Lò

Tác giả bài viết: Hà Thị Vinh Tâm

Nguồn tin: Tổ Văn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây