Chính sách mới về giáo dục năm 2021: Giáo viên, học sinh cần biết

Thành viên:THPT Cửa Lò     Bài viết: 286
Thứ bảy - 06/11/2021 21:23
Sau đây, sẽ điểm lại một số chính sách mới quan trọng về giáo dục mà mọi giáo viên, học sinh và phụ huynh cần biết.
Các Thông tư này thay thế chùm Thông tư liên tịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ ban hành năm 2015 (các Thông tư liên tịch số 20, 21, 22, 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV)và có hiệu lực thi hành từ tháng 3/2021.
Trước đây, giáo viên các cấp học, các hạng chức danh nghề nghiệp, ở các vùng miền khác nhau đều phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ từ bậc 1 đến bậc 3 và yêu cầu về trình độ tin học ở mức đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản. Đối với cấp học phổ thông, giáo viên dạy ngoại ngữ được yêu cầu phải có trình độ ngoại ngữ thứ hai tương ứng như trình độ ngoại ngữ của các giáo viên khác.
Theo Bộ GD&DT, thực tế triển khai những năm qua cho thấy, các quy định này đã bộc lộ những bất cập nhất định như tạo ra cơ hội cho những người không học thực chất mà chủ yếu tích lũy đủ văn bằng, chứng chỉ; các đơn vị đào tạo, bồi dưỡng không có chất lượng thực hiện việc tổ chức thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học không đúng quy định…gây bức xúc đối với xã hội.
Khắc phục bất cập này, Bộ GD&ĐT đã bỏ quy định về trình độ ngoại ngữ, tin học, chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số trong tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên các cấp và bỏ quy định về trình độ ngoại ngữ thứ hai đối với giáo viên dạy ngoại ngữ.
Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, tin học của giáo viên các cấp, các hạng được điều chỉnh từ tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng sang tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
Cụ thể, các yêu cầu về ngoại ngữ không còn quy định “cứng” là phải đảm bảo bậc 1 hay bậc 2, bậc 3 như trước đây mà chuyển thành “có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao”. Yêu cầu về trình độ tin học không còn là đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy mà là “có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ” của giáo viên theo hạng chức danh nghề nghiệp.
Điều này không có nghĩa là yêu cầu về ngoại ngữ, tin học của giáo viên được xem nhẹ hoặc hạ thấp, mà đã được nghiên cứu, điều chỉnh một cách hợp lý để đảm bảo yêu cầu về các năng lực này được quy định hiệu quả và thực chất hơn. Cùng với việc điều chỉnh quy định về trình độ ngoại ngữ trong tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, Bộ GDĐT đã chỉ đạo đưa yêu cầu về trình độ ngoại ngữ vào chương trình đào tạo theo khung trình độ quốc gia và chuẩn đầu ra của sinh viên sư phạm.
Đối với giáo viên ngoại ngữ, nỗi lo về “ngoại ngữ 2” không còn làm khó giáo viên nữa, để dành thời gian và tâm huyết cho giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu mới.
Để thực hiện hiệu quả quy định này, tới đây từng nhà trường, từng tổ bộ môn cần phải rà soát các quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, bố trí, phân công, giao việc, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo phù hợp, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp mới.
 
 

.

Từ ngày 01/01/2021, tuổi nghỉ hưu của giáo viên sẽ tăng dần qua các năm. Cụ thể, khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp giáo viên có thể nghỉ hưu trước tuổi quy định như: giáo viên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn bao; giáo viên bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%...
 

Chính phủ ban hành quy định về chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 77/2021/NĐ-CP ngày 1/8/2021 quy định chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo. Nghị định quy định rõ thời gian tính hưởng, thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên, mức phụ cấp, cách tính phụ cấp thâm niên.
Theo đó, thời gian tính phụ cấp thâm niên gồm thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập.
Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, dự trữ quốc gia, kiểm tra đảng; thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an, cơ yếu và thời gian làm việc được tính hưởng thâm niên ở ngành, nghề khác (nếu có).Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề.
Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên gồm: Thời gian tập sự; thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên. Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định. Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.
Đối với mức phụ cấp thâm niên, Nghị định này cũng quy định cụ thể: nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Nhà giáo đang giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập vẫn giữ ngạch viên chức ngành giáo dục, đào tạo (có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15) mà chưa được chuyển xếp sang chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (mã số V07), chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp (mã số V09) thì vẫn được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo theo quy định tại Nghị định này.



 
 

Tác giả bài viết: Trường THPT Cửa Lò

Nguồn tin: Trường THPT Cửa Lò.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

  Hoạt động VH - VN

  VĂN BẢN MỚI

Số: 308/QĐ-UBND

Công khai thủ tục hành chính ngành GD ĐT

Lượt xem:73 | lượt tải:15

166

CAM KẾT CHẮT LƯỢNG NĂM HỌC 2023- 2024

Lượt xem:490 | lượt tải:169

141/QC-THPTCL

QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA BAN LÃNH ĐẠO TRƯỜNG

Lượt xem:574 | lượt tải:133

Số: /SGD&ĐT-CTTT-GDTX

TRIỂN KHAI CUỘC THI Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP NĂM 2023

Lượt xem:579 | lượt tải:227

130/TB-THPTCL

THÔNG BÁO SÁCH GIÁO KHOA LỚP 1O, 11 NĂM HỌC 2023- 2024

Lượt xem:874 | lượt tải:359

DS

DANH SÁCH TRÚNG TUYỂN ĐỢT 1 VÀ TUYỂN THẲNG THEO CHỨNG CHIE TIẾNG ANH

Lượt xem:2021 | lượt tải:927

96/TB- THPTCL

THÔNG BÁO NHẬP HỌC- ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP HỌC LỚP 10 NĂM HỌC 2023- 2024

Lượt xem:1041 | lượt tải:583

29/KH-THPTCL

Kế hoạch thực hiện Quy chế DCCS năm 2023

Lượt xem:1087 | lượt tải:0

22/KH-THPTCL

Kế hoạch CCHC năm 2023 của trường THPT Cửa Lò

Lượt xem:842 | lượt tải:0

25/KH-THPTCL

Kế hoạch tuyên truyền CCHC năm 2023

Lượt xem:1514 | lượt tải:0
Thống kê
  • Đang truy cập17
  • Hôm nay12,806
  • Tháng hiện tại3,277,687
  • Tổng lượt truy cập28,368,940
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây