Website Trường THPT Cửa Lò

https://thptcualo.edu.vn


HỌC SINH TRƯỜNG THPT CỬA LÒ NÂNG CAO Ý THỨC TRÁCH NHIỆM QUẢNG BÁ DI SẢN VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG BẰNG CÁC SẢN PHẨM TRUYỀN THÔNG

HỌC SINH TRƯỜNG THPT CỬA LÒ NÂNG CAO Ý THỨC TRÁCH NHIỆM QUẢNG BÁ DI SẢN VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG BẰNG CÁC  SẢN PHẨM TRUYỀN THÔNG

HỌC SINH TRƯỜNG THPT CỬA LÒ NÂNG CAO Ý THỨC TRÁCH NHIỆM QUẢNG BÁ DI SẢN VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG BẰNG CÁC SẤN PHẨM TRUYỀN THÔNG

 

Khi viết "Bình Ngô đại cáo" - bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc, Nguyễn Trãi đã khẳng định tầm quan trọng của nền văn hiến:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

 Đảng ta cũng xác định, trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Như vậy, ngay từ thời xa xưa, những giá trị văn hóa truyền thống và lan toả chúng đã trở thành một yếu tố vô cùng quan trọng trong tạo nên bản sắc riêng, đồng thời góp phần không nhỏ trong sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. 

               Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, văn hóa Việt Nam đặc trưng bởi sự hình thành và phát triển của văn hóa và du lịch truyền thống. Việt Nam có khoảng hàng nghìn điểm du lịch nằm dọc theo chiều dài đất nước. Giá trị to lớn của điểm du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch trải nghiệm không chỉ ở chỗ tạo ra được nhiều việc làm, sản xuất ra nhiều hàng hóa phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, mà quan trọng hơn nữa là  chúng đang lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc, trao chuyền qua nhiều thế hệ những tinh hoa nghệ thuật, kỹ thuật dân gian, kinh nghiệm sản xuất, phong tục tập quán và sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa tâm linh của cộng đồng. 

Cửa Lò có nhiều lợi thế về di sản văn hóa như: Có bãi biển đẹp. có đảo Ngư, đảo Mắt, bán đảo Lan Châu,.... và các điểm du lịch văn hóa tâm linh, chuỗi các di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng đồng thời có nhiều đặc sản biển với các nghề truyền thống. Mùa du lịch chính thường được khai trương vào dịp 30/4 và 1/5 hàng năm bằng Lễ hội Sông nước Cửa Lò với nhiều hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc cùng với tiết mục bắn pháo hoa. Bởi vậy học sinh Cửa Lò cần nhận thức sâu sắc về vai trò của quảng bá di sản văn hóa địa phương  thể hiện hiện một cách có hệ thống, có chiều sâu và có khả năng lan tỏa lớn.

Dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo bộ môn hướng dẫn, học sinh trường THPT Cửa Lò đã không chỉ hiểu được tầm quan trọng của di sản văn hóa Cửa Lò mà còn đang nỗ lực quảng bá di sản văn hóa quê hương bằng nhiều cách, đặc biệt là đang chú trọng phát huy thế mạnh của ứng dụng công nghệ thông tin để tạo nên những ấn phẩm đặc sắc. 

Sau đây là một vài ấn phẩm do hai học sinh: Hứa Phương Xuyến (K27D1) và Cao Thị Thanh Huyền (K28A1) dưới sự chỉ dẫn của cô Hà Vinh Tâm đã sáng tạo nên. 

 

Hình 1- Lịch bàn làm việc giới thiệu về các địa danh Cửa Lò

Hình 2. Sách lật về di tích lịch sử văn hóa Cửa Lò, Link sách mềm: https://heyzine.com/flip-book/770b91aa3e.html

 

Hình 3. Brochure Quảng bá di sản văn hóa Cửa Lò

Hình 4. Thẻ tên học sinh có nội dung giới thiệu về các di sản 

văn hóa Cửa Lò

               Hình 5. Tờ rơi quảng bá về đền Vạn Lộc


 

Hình 6. Cô trò cùng ngồi bên những ấn phẩm mới ra tại lớp học 12D2 trường THPT Cửa Lò

 

Tác giả bài viết: Cao Thị Thanh Huyền 11A1 và Hứa Phương Xuyến 12D1

Nguồn tin: HÀ VINH TÂM

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây