LỜI TRI ÂN VỚI THẦY CÔ (Hà Vinh Tâm- GV trường THPT Cửa Lò)
- Thứ sáu - 22/11/2024 13:37
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Khi mùa đông còn đang lấp ló ngoài cửa sổ, những tia nắng nhè nhẹ của tháng mười một như sưởi ấm lòng người, báo hiệu một ngày lễ đặc biệt - Ngày Nhà Giáo Việt Nam. Những con đường phủ đầy sắc đỏ của hoa trạng nguyên, tiếng ve không còn vang ngân, cây phượng đứng im lìm trong giá lạnh nhưng ký ức về những ngày dưới mái trường vẫn sống động như ngày hôm qua. Bởi vậy, ngày này không chỉ là dịp tri ân mà còn dịp để tôi tìm về những kỷ niệm quý giá nhất đời mình, nơi từng dòng phấn trắng và những ánh mắt thầy cô đã khắc lên tâm hồn tôi những bài học làm người. Đó còn là khoảnh khắc để mỗi chúng ta lặng lẽ nhìn lại hành trình trưởng thành của mình- nơi đó luôn hiện hữu bóng dáng thầy cô.
Tôi nhớ đến hình dáng nhỏ nhắn của cô giáo dạy tôi từ hồi cấp 1, chiếc áo sơ mi bạc màu luôn phảng phất mùi phấn trắng. Người cô ấy bằng giọng nói ấm áp, trìu mến đã từng giảng cho chúng tôi những bài học đầu tiên về lòng nhân ái, về sự kiên trì trong cuộc sống. Cô không dạy chúng tôi cách đạt điểm cao nhưng lại dạy cách đứng lên từ thất bại, cách trân trọng từng giọt mồ hôi lao động và từng phút giây bên những người thân yêu. Sau mỗi buổi học, tôi bắt gặp cô ngồi khâu lại chiếc áo sơ mi đã sờn vai. Tay cô chai sần, đầu ngón tay còn vương bụi phấn. Khi thấy tôi, cô chỉ cười: “Cô thích tự tay sửa chữa mọi thứ, giống như dạy học vậy, dù mệt, nhưng nhìn thấy các em trưởng thành là niềm vui lớn nhất.” Lời nói ấy như ngọn lửa thắp sáng trong lòng tôi một bài học mà không sách vở nào ghi chép: bài học về tình yêu lao động và tình yêu nghề nghiệp luôn thể hiện một cách giản dị và thường ngày tự nhiên nhất.
Rồi tôi nhớ đến thầy Cường giáo dạy Toán từ hồi cấp 2. Thầy không bao giờ cho chúng tôi đáp án ngay, thay vào đó là những gợi ý bằng lời nói nhỏ nhẹ hoặc ánh mắt khích lệ. Một lần, tôi giải sai một bài toán nhưng thầy không trách mắng. Thầy chỉ nói: “Sai lầm không đáng sợ, đáng sợ là không dám sửa. Con làm lại đi.” Chính câu nói ấy đã giúp tôi hiểu rằng, thất bại chỉ là một phần của hành trình, điều quan trọng là không ngừng cố gắng để vượt qua. Những bài toán của thầy ra luôn có điều kiện và giả thiết để có những đáp số không giống nhau. Điều đó khiến tôi nghĩ đến những bài học về nhân – quả trong cuộc sống.
Và tôi nhớ thầy giáo chủ nhiệm năm lớp 11, một người đàn ông nghiêm khắc nhưng luôn âm thầm quan tâm. Đôi bàn tay đầy chai sần nhưng chữ viết của thầy thì mềm mại, thanh thoát, tài hoa… đã gieo mầm tri thức và thổi vào tâm hồn chúng tôi những bài học về đối nhân xử thế và ước mơ của tuổi trẻ. Tôi còn nhớ như in kỉ niệm, lần ấy trong tiết văn bị thầy gọi lên bảng để trả lời câu hỏi về nhân vật Chí Phèo. Vì quá run, tôi đứng chết lặng, mồ hôi túa ra đầy trán. Thầy không trách móc, chỉ nhẹ nhàng dẫn dắt bằng những câu hỏi gợi mở. “Chí Phèo say rượu, …nhưng con nghĩ anh ta thật sự muốn gì?” . Một phút bối rối trôi qua, tôi lí nhí : “Anh ta chỉ muốn làm người lương thiện.” Thầy đã mỉm cười, ánh mắt sáng lên niềm khích lệ. Từ đó, tôi dần lấy lại tự tin, và dần dần học được cách bày tỏ suy nghĩ của mình. Đặc biệt, tôi thích những giờ đọc văn giúp tôi đến với thế giới văn chương phong phú, đa chiều để tâm hồn mình rộng mở. Tôi thích những giờ lý luận văn học vì đã mang lại cho tôi những hiểu biết mới mẻ, lý thú, sâu sắc về bản chất của văn học. Tôi yêu những tiết làm văn vì đã giúp tôi hiểu cách suy nghĩ logic, cách tư duy rõ ràng, mạch lạc khi đặt bút để viết.
Những năm tháng sau này, tôi nhận ra bài học lớn nhất mà các thầy cô dạy cho tôi không nằm ở những trang sách mà ở chính cách các thầy cô sống. Những lời động viên, những câu hỏi gợi mở của thầy cô đã trở thành đôi cánh, giúp tôi bay xa khỏi những giới hạn của bản thân.
Ngày ấy, lớp học chẳng có điều hòa hay máy chiếu, chỉ có chiếc bảng đen và những dòng chữ viết tay cẩn thận. Vậy mà trong những điều giản dị ấy, tôi nhận ra sức mạnh to lớn của tình yêu nghề - một thứ tình yêu không lời nhưng cháy mãi như ngọn lửa trong tim thầy cô. Họ không chỉ trao đi tri thức mà còn truyền cảm hứng, khơi dậy trong mỗi học trò những ước mơ và niềm tin rằng, dù con đường phía trước có gập ghềnh, họ vẫn luôn đồng hành, dõi theo.
Ngày hôm nay, đúng ngày Nhà Giáo Việt Nam, tôi đứng giữa sân trường, nhìn từng gương mặt rạng rỡ của các em học sinh, lòng chợt bồi hồi. Tôi thấy lại hình ảnh của mình ngày xưa, khi run rẩy đứng trên bục giảng, khi nắm chặt lấy những tấm thiệp nhỏ viết vội lời cảm ơn cô thầy. Những bó hoa, những bài ca tri ân, tất cả đều không đủ để nói hết lòng biết ơn của chúng tôi - những người đã được chạm vào ánh sáng từ đôi tay phấn trắng ấy.
Ngày hôm nay, tôi tự hỏi: liệu các thầy cô có biết rằng, những điều họ dạy, những lời họ nói, dù nhỏ nhặt đến đâu, đều có thể thay đổi một cuộc đời? Chính họ, bằng sự kiên nhẫn và tình yêu nghề, đã gieo trồng niềm tin vào tâm hồn cho từng đứa trẻ.
Ngày hôm nay, khi đứng giữa cuộc đời, tôi nhận ra rằng người thầy không chỉ là những người giảng bài trong lớp học. Họ còn là cha mẹ, là bạn bè, là những con người bình dị mà tôi gặp trên hành trình của mình. Thế giới này, nhờ có những người thầy âm thầm dẫn lối, mà trở nên tươi sáng và đầy hy vọng.
Và, trong những ngày tháng bận rộn, xin đừng quên rằng: mọi điều tốt đẹp chúng ta có hôm nay, đều bắt nguồn từ tình yêu đầy bao dung, vị tha và trìu mến của những người thầy, người cô trong cuộc đời.
Ngày Nhà Giáo Việt Nam, từng bó hoa tươi thắm trên tay học trò, từng tấm thiệp đầy lời chúc ngọt ngào gửi đến thầy cô không chỉ là món quà, mà là niềm tự hào, lòng biết ơn sâu sắc. Nhưng có lẽ, điều mà thầy cô trân quý nhất chính là những bước chân vững vàng của học trò trên con đường đời, những thành công nhỏ bé mà họ luôn âm thầm dõi theo từ xa.
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, tôi xin gửi lời tri ân từ sâu thẳm trái tim đến những người thầy, người cô. Dẫu thời gian có trôi, ký ức có phai nhòa, nhưng trong tôi, hình ảnh những người thắp sáng ngọn lửa tri thức sẽ mãi là nguồn sáng dẫn đường cho tôi trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai.
Nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam, xin gửi một bó hoa tri ân tươi thắm nhất, một lời biết ơn chân thành nhất tới các thầy cô của tôi- những nguồn sáng chưa bao giờ tắt trong tâm hồn những đứa học trò đã lớn như tôi/.
Tôi nhớ đến hình dáng nhỏ nhắn của cô giáo dạy tôi từ hồi cấp 1, chiếc áo sơ mi bạc màu luôn phảng phất mùi phấn trắng. Người cô ấy bằng giọng nói ấm áp, trìu mến đã từng giảng cho chúng tôi những bài học đầu tiên về lòng nhân ái, về sự kiên trì trong cuộc sống. Cô không dạy chúng tôi cách đạt điểm cao nhưng lại dạy cách đứng lên từ thất bại, cách trân trọng từng giọt mồ hôi lao động và từng phút giây bên những người thân yêu. Sau mỗi buổi học, tôi bắt gặp cô ngồi khâu lại chiếc áo sơ mi đã sờn vai. Tay cô chai sần, đầu ngón tay còn vương bụi phấn. Khi thấy tôi, cô chỉ cười: “Cô thích tự tay sửa chữa mọi thứ, giống như dạy học vậy, dù mệt, nhưng nhìn thấy các em trưởng thành là niềm vui lớn nhất.” Lời nói ấy như ngọn lửa thắp sáng trong lòng tôi một bài học mà không sách vở nào ghi chép: bài học về tình yêu lao động và tình yêu nghề nghiệp luôn thể hiện một cách giản dị và thường ngày tự nhiên nhất.
Rồi tôi nhớ đến thầy Cường giáo dạy Toán từ hồi cấp 2. Thầy không bao giờ cho chúng tôi đáp án ngay, thay vào đó là những gợi ý bằng lời nói nhỏ nhẹ hoặc ánh mắt khích lệ. Một lần, tôi giải sai một bài toán nhưng thầy không trách mắng. Thầy chỉ nói: “Sai lầm không đáng sợ, đáng sợ là không dám sửa. Con làm lại đi.” Chính câu nói ấy đã giúp tôi hiểu rằng, thất bại chỉ là một phần của hành trình, điều quan trọng là không ngừng cố gắng để vượt qua. Những bài toán của thầy ra luôn có điều kiện và giả thiết để có những đáp số không giống nhau. Điều đó khiến tôi nghĩ đến những bài học về nhân – quả trong cuộc sống.
Và tôi nhớ thầy giáo chủ nhiệm năm lớp 11, một người đàn ông nghiêm khắc nhưng luôn âm thầm quan tâm. Đôi bàn tay đầy chai sần nhưng chữ viết của thầy thì mềm mại, thanh thoát, tài hoa… đã gieo mầm tri thức và thổi vào tâm hồn chúng tôi những bài học về đối nhân xử thế và ước mơ của tuổi trẻ. Tôi còn nhớ như in kỉ niệm, lần ấy trong tiết văn bị thầy gọi lên bảng để trả lời câu hỏi về nhân vật Chí Phèo. Vì quá run, tôi đứng chết lặng, mồ hôi túa ra đầy trán. Thầy không trách móc, chỉ nhẹ nhàng dẫn dắt bằng những câu hỏi gợi mở. “Chí Phèo say rượu, …nhưng con nghĩ anh ta thật sự muốn gì?” . Một phút bối rối trôi qua, tôi lí nhí : “Anh ta chỉ muốn làm người lương thiện.” Thầy đã mỉm cười, ánh mắt sáng lên niềm khích lệ. Từ đó, tôi dần lấy lại tự tin, và dần dần học được cách bày tỏ suy nghĩ của mình. Đặc biệt, tôi thích những giờ đọc văn giúp tôi đến với thế giới văn chương phong phú, đa chiều để tâm hồn mình rộng mở. Tôi thích những giờ lý luận văn học vì đã mang lại cho tôi những hiểu biết mới mẻ, lý thú, sâu sắc về bản chất của văn học. Tôi yêu những tiết làm văn vì đã giúp tôi hiểu cách suy nghĩ logic, cách tư duy rõ ràng, mạch lạc khi đặt bút để viết.
Những năm tháng sau này, tôi nhận ra bài học lớn nhất mà các thầy cô dạy cho tôi không nằm ở những trang sách mà ở chính cách các thầy cô sống. Những lời động viên, những câu hỏi gợi mở của thầy cô đã trở thành đôi cánh, giúp tôi bay xa khỏi những giới hạn của bản thân.
Ngày ấy, lớp học chẳng có điều hòa hay máy chiếu, chỉ có chiếc bảng đen và những dòng chữ viết tay cẩn thận. Vậy mà trong những điều giản dị ấy, tôi nhận ra sức mạnh to lớn của tình yêu nghề - một thứ tình yêu không lời nhưng cháy mãi như ngọn lửa trong tim thầy cô. Họ không chỉ trao đi tri thức mà còn truyền cảm hứng, khơi dậy trong mỗi học trò những ước mơ và niềm tin rằng, dù con đường phía trước có gập ghềnh, họ vẫn luôn đồng hành, dõi theo.
Ngày hôm nay, đúng ngày Nhà Giáo Việt Nam, tôi đứng giữa sân trường, nhìn từng gương mặt rạng rỡ của các em học sinh, lòng chợt bồi hồi. Tôi thấy lại hình ảnh của mình ngày xưa, khi run rẩy đứng trên bục giảng, khi nắm chặt lấy những tấm thiệp nhỏ viết vội lời cảm ơn cô thầy. Những bó hoa, những bài ca tri ân, tất cả đều không đủ để nói hết lòng biết ơn của chúng tôi - những người đã được chạm vào ánh sáng từ đôi tay phấn trắng ấy.
Ngày hôm nay, tôi tự hỏi: liệu các thầy cô có biết rằng, những điều họ dạy, những lời họ nói, dù nhỏ nhặt đến đâu, đều có thể thay đổi một cuộc đời? Chính họ, bằng sự kiên nhẫn và tình yêu nghề, đã gieo trồng niềm tin vào tâm hồn cho từng đứa trẻ.
Ngày hôm nay, khi đứng giữa cuộc đời, tôi nhận ra rằng người thầy không chỉ là những người giảng bài trong lớp học. Họ còn là cha mẹ, là bạn bè, là những con người bình dị mà tôi gặp trên hành trình của mình. Thế giới này, nhờ có những người thầy âm thầm dẫn lối, mà trở nên tươi sáng và đầy hy vọng.
Và, trong những ngày tháng bận rộn, xin đừng quên rằng: mọi điều tốt đẹp chúng ta có hôm nay, đều bắt nguồn từ tình yêu đầy bao dung, vị tha và trìu mến của những người thầy, người cô trong cuộc đời.
Ngày Nhà Giáo Việt Nam, từng bó hoa tươi thắm trên tay học trò, từng tấm thiệp đầy lời chúc ngọt ngào gửi đến thầy cô không chỉ là món quà, mà là niềm tự hào, lòng biết ơn sâu sắc. Nhưng có lẽ, điều mà thầy cô trân quý nhất chính là những bước chân vững vàng của học trò trên con đường đời, những thành công nhỏ bé mà họ luôn âm thầm dõi theo từ xa.
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, tôi xin gửi lời tri ân từ sâu thẳm trái tim đến những người thầy, người cô. Dẫu thời gian có trôi, ký ức có phai nhòa, nhưng trong tôi, hình ảnh những người thắp sáng ngọn lửa tri thức sẽ mãi là nguồn sáng dẫn đường cho tôi trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai.
Nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam, xin gửi một bó hoa tri ân tươi thắm nhất, một lời biết ơn chân thành nhất tới các thầy cô của tôi- những nguồn sáng chưa bao giờ tắt trong tâm hồn những đứa học trò đã lớn như tôi/.